ĐOÀN CẢI LƯƠNG SÀI GÒN 1 BIỂU DIỄN
NSUT THANH ĐIỀN, NSUT THANH KIM HUỆ, NSUT NAM HÙNG, NSUT TÔ KIM HỒNG, NSUT GIANG CHÂU, NS KIỀU TRÚC PHƯỢNG, NSUT TRƯỜNG XUÂN...
Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu (hay Ngao) gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy Lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.
Tại miền Nam, vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do nghệ sĩ Năm Châu chuyển thể và nghệ sĩ Ba Vân làm đạo diễn, với các diễn viên Trường Xuân (Bói Ngao), Thanh Điền (Huyện Trìa), Thanh Kim Huệ (Thị Hến), Nam Hùng (Thầy Đề), Tô Kim Hồng (Bà Huyện), Giang Châu (Trùm Sò)... đã trở thành một hiện tượng thành công của cải lương sau năm 1975, đến nỗi nhiều câu thoại trong vở trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng Kim Dung tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ví dụ như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: "Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà". Sự chuyển thể này tương tự như tên Sở Khanh, một nhân vật trong Truyện Kiều, đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.
Chỉ trong vòng 30 phút đầu của vở cải lương, người nghe có thể tìm thấy hàng chục câu "đanh ngôn" bất hủ. Mặc dù bối cảnh của câu chuyện có lẽ là xã hội Việt Nam phong kiến trước khi thực dân Pháp đến nhưng tính thời sự của những lời đối thoại vẫn còn đó.
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Làm gì mệt? Làm có vậy mà mệt? Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than mệt.
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Sao làm biếng quá vậy? Trai trẻ gì làm biếng quá vậy. Tao đi ăn giỗ cả ngày có mệt mỏi gì đâu.
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Im... Mấy người nghèo không được quyền nói, để mấy người giàu người ta nói.
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Có hứa là thưởng liền chớ hổng có nói gì hết. (Giả vờ lục lọi trong người). Thôi rồi, bỏ quên tiền trong nhà rồi. Sáng mai thưởng sớm hé. Sáng mai thưởng sớm.
Trùm Sò nói với Ất: Mày tính bằng tao tính hông. Tao tính riết rồi muốn sói đầu hết rồi thấy hông.
Trùm Sò nói với Ất: Cái gì? Ai nói cho mày mượn? Tiền bạc để trong tủ nó mục hay sao mà cho mượn mậy. Tao cho vay. Mày nhớ kỹ là tao cho vay. Tao chuyên môn cho vay mà.
Trùm Sò nói với Giáp: Đưa ra 10 quan mà lấy vô 130 quan đâu có nhiều nhỏ gì đâu mậy!
Trùm Sò nói với Giáp: Ờ, làm vậy mà nhiều hả? Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than nhiều hả.
Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Bực mình. Dòm trước dòm sau, thấy nhà đông người sao ăn mau hết gạo quá.
-Giáp: Nhưng mà kỳ đó trời đánh trâu chú chứ bộ tui giết trâu chú sao mà...
-Trùm Sò: Trời nào đánh trâu. Thôi dẹp.... Ông trời ổng đánh mày. Cái mặt mày ăn ở thất nhân thất đức quá ông trời ổng đánh mày. Mày sàng qua, sàng lại rồi mày né cách nào cho trúng con trâu...
-Trùm Sò: Trời nào đánh trâu. Thôi dẹp.... Ông trời ổng đánh mày. Cái mặt mày ăn ở thất nhân thất đức quá ông trời ổng đánh mày. Mày sàng qua, sàng lại rồi mày né cách nào cho trúng con trâu...
Đoàn Sài Gòn 1 (1982)
Cảnh 1: Thầy bói Ngao chỉ mưu cho chàng Ốc đi ăn trộm ở nhà lão Trùm Sò. Ngao rất căm ghét Trùm Sò vì bản tính tham lam, "hút máu dân làng" của lão, nên cho rằng Ốc trộm ở nhà Trùm Sò là để lấy lại sự công bình chứ không có gì sai trái.
Cảnh 2: Trùm Sò đang quở mắng hai kẻ làm công và bắt họ phải thức để canh nhà, không được ngủ vì sợ trộm. Khi hai người làm công than vãn rằng việc làm quá nhiều và không được nghỉ ngơi thì Trùm Sò quát rằng: "Cái gì? Làm từ sáng sớm cho đến chiều tối mà than nhiều hả?". Sau khi Trùm Sò vào nghỉ, hai người làm công vì quá mệt mỏi đã tìm chỗ ngủ. Đó là lúc Ốc và Ngao lẻn vào trộm.
Cảnh 3: Chó nhà Trùm Sò sủa người lạ, nên Trùm Sò đã tóm được Ngao, còn Ốc trốn thoát. Trùm Sò gọi trưởng thôn đến làm chứng. Ngao bị cột trước sân nhà Trùm Sò để chờ sáng giải lên quan. Tuy nhiên, sau khi Trùm Sò vào nhà, hai người làm công lại tìm chỗ ngủ nên Ngao nhân lúc này trốn thoát.
Cảnh 4: Ốc và Ngao đang tìm đường thoát thì bị trưởng thôn bắt gặp. Ốc xin dâng đồ trộm cho trưởng thôn để được tha về và trưởng thôn đồng ý. Trưởng thôn âm mưu dùng gói đồ trộm này sai người lén để vào nhà của Thị Hến để vu oan cho nàng.
Cảnh 5: Pháp sư Bảy và cô Ba đồng bóng bàn bạc với nhau về kế hoạch của trưởng thôn về việc giả lên đồng để đi tìm đồ trộm cho Trùm Sò. Trùm Sò không hề biết là lão nằm trong kế hoạch riêng của trưởng thôn.
Cảnh 6: Hến tâm sự với Cua, em gái của mình, rằng nàng không muốn tái giá. Hến cũng tỏ rõ sự căm ghét đối với bọn quan lại, nhà giàu bóc lột dân làng. Cua là người yêu của chàng Ốc. Cua tiết lộ cho Ốc biết rằng trưởng thôn chính là người đã đốt quán nước của chị mình để tạo áp lực bắt Hến làm vợ lẽ. Cua không biết rằng Ốc vì muốn có tiền để giúp chị em Cua dựng lại quán nước nên đã trộm của nhà Trùm Sò. Ốc cũng cầu hôn Cua bằng số vàng bạc mà chàng ta trộm được ở nhà Trùm Sò. Cua sau khi biết là đồ trộm đã trách Ốc và đề nghị chia tay, nhưng Hến đã khuyên can và thể hiện sự cảm thông dành cho Ốc.
Cảnh 7: Tại công đường, quan huyện trách thầy đề tại sao không có ai kiện thưa và yêu cầu thầy đề phải làm sao cho dân tình thưa kiện lẫn nhau. Buổi kiện hôm đó là vụ của Trùm Sò kiện Thị Hến vì đã tàng trữ đồ trộm. Mặc dù trưởng thôn và Trùm Sò đã "biết luật" và dâng "quà biếu" lên cho quan, nhưng vì quan đã mê mệt trước nhan sắc Thị Hến, nên quan đã xử trưởng thôn và Trùm Sò thua kiện. Cuối buổi, quan hẹn Thị Hến tối đó sẽ ghé nhà nàng. Sau khi quan đi khỏi, thầy đề bảo với Hến rằng quan sẽ không thể tới được vì vợ quan sẽ không cho phép, nên đề nghị với nàng để thầy đề ghé nhà.
Cảnh 8: Vợ quan huyện, vợ thầy đề, và vợ trưởng thôn không thấy chồng về nên đi tìm khắp nơi. Quan viện cớ đi kiểm tra dân tình vào lúc đêm tối, thực ra là để đến nhà Thị Hến. Vợ quan trong lúc ghen tuông, bà ta đã vô tình nói ra việc chức quan của chồng mình là do bà đã đút lót mà có được. Bà đã lột quần áo ngoài của quan, hi vọng quan sẽ xấu hổ mà về, nhưng quan vẫn tiếp tục đi đến nhà Thị Hến.
Cảnh 9: Chị em Hến và Cua đang chuẩn bị nhà cửa để đón tiếp các vị khách theo như kế hoạch của hai nàng. Người đến đầu tiên là trưởng thôn. Sau đó thầy đề đến, trưởng thôn sợ hãi phải núp dưới gầm giường. Khi quan tới, thầy đề cũng hoảng hốt nấp vào bồ lúa. Chỉ một chốc, các bà vợ đã ập tới để bắt tại trận các ông chồng đi đêm của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét