Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

VỞ CẢI LƯƠNG TIẾNG TRỐNG MÊ LINH



TIẾNG TRỐNG MÊ LINH
Tiếng trống Mê Linh là vở cải lương kinh điển tại Việt Nam, được công diễn lần đầu tiên năm 1977. Nội dung của vở nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong lịch sử Việt Nam. Vở diễn đã góp phần tạo dựng tên tuổi cho Thanh NgaThanh Sang, và được quay thành phim để lưu giữ.[1]

Lời lẽ trong vở diễn được cho là "thật giản dị nhưng đầy chất văn học" và "cho đến bây giờ, Tiếng trống Mê Linh được xem là một vở diễn vào hàng đẹp nhất của sân khấu cải lương Việt Nam".[1]
Trong thời Bắc thuộc lần 1, người Việt tại Giao Chỉ sống dưới sự cai trị hà khắc của nhà Đông Hán, ngay cả lễ giỗ tổ Hùng Vương cũng không được tổ chức. Vì hận nước, lại mang mối thù khi chồng là Thi Sách bị thái thú Tô Định giết hại, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị lập bàn thờ tế chồng và mộ binh, thề quyết trả thù.
Trong vở tuồng, có đoạn Trưng Trắc cất lên lời hiệu triệu: "..Hỡi đồng bào trăm họ / Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước / Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang / Thà chết mà đứng thẳng / Không cam chịu sống quỳ / Đất nước Nam cẩm tú / Người dân Nam anh hùng / Trước đền thờ Quốc Tổ / Thề hy sinh giết giặc cứu non sông / Xin thề!"[1]

Vở tuồng chấm dứt khi quân Nam đuổi hết được quân Hán ra khỏi bờ cõi và Trưng Trắc tuyên bố "Hãy nổi trống đồng, cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất....Đất nước Nam độc lập muôn đời!"

Phân vai lần diễn đầu tiên 




 

 .

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét